Thời đại ngày nay nhìn lại vẫn không thể ngưng trầm trồ về vẻ đẹp mực thước của phái nữ ở triều đại vua chúa cuối cùng của Việt Nam.

Những ghi chép về mỹ nhân thời xưa ngày nay vẫn còn đôi chút hạn chế, do đó, hậu thế chỉ thường được nghe mô tả vẻ đẹp của người con gái, phụ nữ xưa qua ca dao, tục ngữ và thơ văn. Triều đại càng lâu đời thì tài liệu và hình ảnh lưu giữ càng ít. Thật may mắn, những thước phim ảnh về triều đại nhà Nguyễn – đời vua chúa cuối cùng của Việt Nam vẫn được truyền đời vẹn nguyên.

Đang xem: Những mỹ nhân việt thời xưa từng khiến vạn đàn ông đông dương mê mẩn

Dù ngày nay, quan niệm về vẻ đẹp có phần thay đổi theo thời gian, nhưng khi được chiêm nghiệm cận cảnh vẻ đẹp mực thước xưa kia của phụ nữ triều Nguyễn, ai nấy đều không khỏi trầm trồ. Mới đây, trong một diễn đàn mạng, dân tình xôn xao về loạt ảnh phục chế của vẻ đẹp chuẩn mực đó.

Bài đăng về hình ảnh nữ giới thời Nguyễn với một số đặc điểm lưu truyền được xem là chuẩn mực của vẻ đẹp xưa thu hút hơn 1.900 thả tim cùng hàng chục bình bình luận trong thời gian ngắn đăng tải.

Vị đầu tiên mặc trang phục rất chỉn chu, đeo vòng kiềng lớn, đầu đội mũ cầu kì này không rõ danh tính là ai nhưng cũng có thể là con nhà quan chức lớn. Cô sở hữu khuôn mặt trái xoan, đôi mắt to tròn cùng khuôn miệng chúm chím, nền nã và phúc hậu.

Nếu bạn đang tò mò không biết đâu là nguyên mẫu của câu nói mắt lá răm, lông mày lá liễu, sống mũi dọc dừa, mái tóc đen nhánh thì chính cô gái này đây. Một vẻ đẹp rất tự nhiên, truyền thống.

Ngày xưa, phụ nữ triều Nguyễn cũng được tiếp xúc với nền văn hóa, thời trang của Pháp nên ở họ có sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại. Chuẩn mực của phong cách làm đẹp ngày ấy luôn là áo dài, tóc tết gọn gàng nhường sự thanh thoát cho gương mặt.

Hình ảnh được chụp đen trắng nhưng thông qua sự giúp sức của công nghệ chỉnh ảnh, những đường nét của mỹ nhân xưa trở nên chân thực và thuyết phục hơn bao giờ hết.

Bên dưới bài đăng, dân tình thi nhau xuýt xoa khen ngợi: “Những người nữ này nếu sinh vào thời đại này vẫn cứ đẹp. Đủ tiêu chuẩn của 1 hot girl”, “Phụ nữ Việt Nam mình đẹp ghê á. Mỗi người một vẻ riêng không lẫn với ai”, “Ngẩn người”,…

Tất nhiên, khi nói về người phụ nữ đẹp của thời đại vua chúa cuối cùng này, không thể không nhắc đến Nam Phương Hoàng Hậu. Bà không chỉ là người hội tụ đủ các yếu tố “công, dung, ngôn, hạnh” mà còn là biểu tượng thời trang, sắc đẹp của cả một giai thoại lịch sử.

Theo lời vua Bảo Đại miêu tả, hoàng hậu là người “vừa có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam lại pha một chút Tây”.

Dù khoác lên mình bộ cánh hiện đại hay quốc phục truyền thống thì vẻ đẹp thức thời của bà vẫn không hề lung lay. Ở hoàng hậu luôn toát lên khí chất vương giả, cao sang và diễm lệ.

Tuy thời xưa, công nghệ làm đẹp chưa phát triển thế nhưng phụ nữ Việt cũng đã biết chăm chút cho diện mạo từ những nguyên liệu cây nhà lá vườn. Bí quyết làm đẹp đó cho đến nay vẫn được truyền đời và được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Dù hiệu quả không thể bì kịp mỹ phẩm công nghệ nhưng lại mang tính bền vững, an toàn mãi với thời gian.

Rửa mặt bằng nước vo gạo

Ông bà xưa vẫn thường cho rằng, hạt gạo được xem như là hạt ngọc của trời đất ban tặng, vì thế nước vo gạo cũng không được lãng phí. Phụ nữ xưa thường chắt nước vo gạo vào trong chén và dùng để rửa mặt như thể đang tận hưởng tinh hoa của đất trời.

Khi khoa học phát triển, nghiên cứu phát hiện rằng trong gạo có chứa nhiều vitamin B5 giúp ngăn ngừa lão hóa và làm trắng da. Thói quen dùng nước vo gạo để rửa mặt cũng được truyền cho đến ngày nay.

Làm trắng da với phấn nụ

Thời nhà Nguyễn, cung đình Huế có hẳn những xưởng chế tạo mỹ phẩm cho các bà hoàng, cung phi… với nguyên liệu chính đến từ thiên nhiên. Một trong những mỹ phẩm làm đẹp da nổi tiếng nhất vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay là phấn nụ cung đình Huế. Quy trình sản xuất loại mỹ phẩm cung đình này rất công phu, gồm 9 công đoạn bí mật với nguyên liệu chính là thạch cao và 10 vị thuốc bắc bí truyền, một số loại hoa, nước mưa xứ Huế tinh khiết…

Loại phấn này có công dụng dưỡng da mặt mịn màng, làm trắng da, trị mụn và tàn nhang, giải độc tố, giúp giảm viêm, hạn chế sự lão hóa của da.

Kẻ mày lá liễu với bông điên điển

Không phải đến bây giờ, đôi lông mày mới được chú trọng như thế mà từ xưa, phụ nữ Việt cũng đã đặc biệt chăm chút cho đôi lông mày của mình. Thời Nguyễn, sự gọn gàng, đậm nét của hàng chân mày vẫn được chú trọng hàng đầu.

Các mỹ nhân xưa thường thường lấy than đốt từ gỗ cây điên điển làm phấn tô lông mày. Sau này, khi văn hóa phương Tây du nhập vào, người ta đốt nút chai sâm-panh thành than với công dụng tương tự.

Gội bồ kết cho mái tóc đen mượt

Tục ngữ có câu: “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Các cụ xưa quan niệm, là con gái nhất định phải để tóc dài, đen óng và suôn mượt. Để sở hữu mái tóc đó, từ cung tần hoàng gia cho tới những người phụ nữ nông thôn, tất cả đều sử dụng nguyên liệu thiên nhiên sẵn có, chế thành thứ dầu gội hoàn hảo, đó là dầu gội bồ kết.

Bồ kết có tác dụng làm sạch da đầu và tóc, giúp tóc mềm mại, đen mượt và trị gàu rất tốt. Ngoài ra, công thức còn được bào chế thêm tinh dầu nấu ra từ vỏ bưởi, chanh, lá hương nhu, sả.

Xem thêm: Top 10 Quạt Điều Hòa Công Nghiệp: Nơi Bán Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất

Thẩm Thúy HằngCho đến nay, chưa một diễn viên nào của Việt Nam được gọi là “minh tinh màn bạc” như Thẩm Thúy Hằng. Bà là nữ diễn viên thành công nhất của nền điện ảnh thương mại Sài Gòn trước năm 1975 với tên tuổi phủ sóng toàn châu Á. Sở dĩ gọi Thẩm Thúy Hằng là minh tinh màn bạc là bởi vì: bất kỳ khi đến nước nào, dù Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ hay Thái Lan, Indonesia, bà cũng được chào đón như một ngôi sao.

*

Thẩm Thúy Hằng xuất thân gốc Bắc, sinh năm 1940 tại Hải Phòng với tên thật là Nguyễn Kim Phụng. Theo gia đình di cư vào Nam, bà lớn lên tại An Giang và theo học bậc trung học tại Sài Gòn. Năm 16 tuổi, bà giấu gia đình tham gia cuộc thi tuyển diễn viên của hãng phim Mỹ Vân và vượt qua hơn 2000 thí sinh để giành giải nhất. Ông bà chủ của hãng phim đã đặt cho bà nghệ danh Thẩm Thúy Hằng.

*
*

Vai diễn đầu tiên của Thẩm Thúy Hằng là nàng Tam Nương trong bộ phim Người đẹp Bình Dương (1958). Bộ phim này đã một bước đưa bà thành ngôi sao đình đám nhất của Sài Gòn và sau đó là ngôi sao đình đám nhất của Đông Á. Bà lập kỷ lục là người đóng nhiều phim nhất trong thập niên 60 và nửa đầu thập niên 70. Sắc đẹp của Thẩm Thúy Hằng làm lu mờ tất cả những gì xung quanh, thậm chí khiến người ta bỏ qua cả tài năng diễn xuất không quá đặc biệt của bà.

*
*

Hào quang điện ảnh rực rỡ bao nhiêu thì chuyện riêng tư của Thẩm Thúy Hằng bí ẩn bấy nhiêu. Có tin đồn rằng năm 1958, khi vừa bước vào ánh hào quang của Người đẹp Bình Dương thì bà cũng mang thai một đứa bé. Sợ ảnh hưởng đến danh tiếng và sự nghiệp, Thẩm Thúy Hằng đã mang cho đi đứa con gái đầu lòng của mình. Để rồi sau này bà cất công lặn lội đi tìm con trong ân hận nhưng cô gái mãi mãi không muốn nhận mẹ mình. Thực hư câu chuyện không rõ, chỉ biết Thẩm Thúy Hằng có cuộc hôn nhân hạnh phúc đúng kiểu mẫu “chân dài – đại gia” với Tony Nguyễn Xuân Oánh – một tiến sĩ kinh tế hơn bà 19 tuổi, từng làm việc như một chuyên gia cao cấp của Ngân hàng thế giới, sau là Thống đốc ngân hàng và Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Sau 1975, ông Nguyễn Xuân Oánh còn làm chuyên gia tư vấn cho TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bà sinh cho chồng 4 người con và sống hạnh phúc đến tận khi chồng mất vào năm 2003.Vì cuộc hôn nhân bền chặt này, sau 1975, bà không di cư mà ở lại Sài Gòn, tiếp tục hợp tác với điện ảnh cách mạng trong nhiều bộ phim như
Hồ sơ một đám cưới, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Cho cả ngày mai… Năm 1981, minh tinh Thẩm Thúy Hằng biến mất khỏi làng nghệ thuật mà không để lại một lời nhắn cho người hâm mộ.Chỉ đến thời gian gần đây, bất ngờ tấm hình Thẩm Thúy Hằng với khuôn mặt biến dạng bị tung lên mạng, người hâm mộ năm xưa mới bàng hoàng xa xót. Chỉ vì khao khát giữ mãi vẻ thanh xuân đã làm hàng triệu khán giả mến mộ, Thẩm Thúy Hằng đã lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ tới mức bị biến dạng hoàn toàn gương mặt xinh đẹp năm nào. Sau gần 30 năm tránh né, nhờ sự cứu rỗi của đạo Phật, Thẩm Thúy Hằng đã tự tin xuất hiện công khai với ngoại hình bị phẫu thuật thẩm mỹ tàn phá nhưng vẫn giữ phong thái kiêu hãnh của một minh tinh màn bạc năm nào.

Kiều ChinhLớn lên và thành danh tại Sài Gòn, nhưng Kiều Chinh cũng là một cô gái Bắc. Bà sinh năm 1937 trong một gia đình thượng lưu tại phố cổ Hà Nội. Mẹ mất sớm vì bom đạn Nhật năm 1945, cô bé Nguyễn Thị Chinh được cha hết mực cưng chiều vì là con gái út. Mối quan hệ rộng rãi của cha với các văn nghệ sĩ Hà Nội trước cách mạng đã tạo một nền tảng nghệ thuật vững chắc cho bà ngay từ thời thơ ấu. Năm 1954, do biến cố lịch sử, gia đình bà chuẩn bị lên đường vào Nam thì anh trai bất ngờ bỏ trốn đi theo kháng chiến. Lúc này chị gái bà đã theo chồng sang Pháp định cư. Tại phi trường Bạch Mai, người cha chờ đợi mãi không thấy con trai đã đẩy vội cô lên phi cơ với lời nhắn nhủ vội vàng: “Tìm được anh trai con ba sẽ vào sau”.

*

17 tuổi, một thân một mình bơ vơ nơi đất khách, Kiều Chinh đã được gia đình người bạn của cha cưu mang. Cô đã kết hôn với con trai của người ân nhân là nhạc sĩ Nguyễn Năng Tế. Hai người sống với nhau đến năm 1981 thì chia tay.Duyên điện ảnh của Kiều Chinh bắt đầu tại một bữa tiệc ở nhà hàng Continental. Ở tuổi 18 và vừa sinh con đầu lòng, Kiều Chinh đẹp lộng lẫy với thần thái thương lưu cao quý, sang trọng hiếm có. Bà đã lọt vào mắt xanh đạo diễn phim Hồi chuông Thiên Mụ và chính thức bước vào con đường nghệ thuật rực rỡ.Nếu như Thẩm Thúy Hằng là ngôi sao phim thương mại thì Kiều Chinh là ngôi sao của dòng phim nghệ thuật. Những bộ phim bà đóng nếu như không phải dự án điện ảnh lớn nhất Sài Gòn thì sẽ là dự án điện ảnh lớn của Hollywood. Lối diễn xuất mộc mạc, tự nhiên cùng lợi thế ngoại ngữ đã khiến cái tên Kiều Chinh luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà làm phim Hoa Kỳ. Thậm chí, khi cần vai diễn công chúa Ấn Độ, chính Kiều Chinh chứ không phải người Ấn Độ được chọn.

*

Năm 1975, khi Kiều Chinh đang quay bộ phim Full House tại Singapore thì Sài Gòn giải phóng. Bà vội vàng di tản sang Canada để hội tụ với ba người con trai đang du học tại đây. Ít lâu sau, chồng bà cũng tìm cách để sang Canada. Tại đất nước Bắc Mỹ xa lạ, Kiều Chinh từ bỏ hoàn toàn ánh hào quang của ngôi sao để trở thành một người lao động bình thường trong một trại gà kiếm 2 đô la Canada cho mỗi giờ làm việc. Không cam tâm, bà tìm mọi cách liên lạc với các minh tinh Hollywood đã từng hợp tác trong các bộ phim và may mắn được một nữ minh tinh bão lãnh cả gia đình sang Mỹ. Ngay lập tức, bà tìm cơ hội trở lại với điện ảnh.

Cho đến nay, chưa một diễn viên Việt Nam nào gây dựng được tên tuổi vững chắc tại kinh đô điện ảnh Hollywood như Kiều Chinh. Bà tham gia hơn 100 bộ phim truyền hình, điển hình như The Children of An Lac (1980), The Letter (1982), The Girl Who Spelled Freedom (1986), cùng hàng loạt phim điện ảnh như
Hamburger Hill (1987), Gleaming the Cube (1988), Catfish in Black Bean Sauce (1999), What’s Cooking (2000), Face (2002), Returning Lyly (2002). Kiều Chinh đã ghi tên vào danh sách 50 vai diễn khiến khán giả khóc nhiều nhất thế kỷ XX với vai bà mẹ Trung Hoa trong phim The Joy Luck Club của đạo diễn Wayne Wang.

Ở tuổi 77, Kiều Chinh vẫn đang miệt mài với các dự án thiện nguyện tại Việt Nam. Dự án điện ảnh gần đây nhất của bà là phim ngắn Ngọc Viễn Đông của đạo diễn Cường Ngô.

Thanh NgaThanh Nga là một nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng nhất của Việt Nam. Bà được mệnh danh là “nữ hoàng sân khấu” của Sài Gòn trước 1975 và mãi mãi là của biểu tưởng của sân khấu Việt Nam cho đến hôm nay.

Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1942, quê quán Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi, mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ, tức bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Với gen nghệ thuật, năm 16 tuổi, Thanh Nga đã xuất sắc dành giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn nữ Phà Ca trong vở Người vợ không bao giờ cười. Nhan sắc và tài năng của bà bắt đầu nở rộ từ đây.

Khó có thể liệt kê cho đủ những vai diễn xuất sắc của Thanh Nga trong 20 năm làm nghề ngắn ngủi. Bà luôn được giao những vai diễn các anh hùng nữ tướng, nếu không cũng phải là những mỹ nhân tuyệt sắc. Đó là Bàng Quý Phi (vở Xử án Bàng Quý Phi), Bà mẹ cách mạng (vở Sau ngày cưới), Điêu Thuyền (vở Phụng Nghi Đình), Dương Thái Chân (vở Chuyện tình An Lộc Sơn), Diệu Thiện (vở Ni cô Diệu Thiện), Dương Vân Nga (vở Thái hậu Dương Vân Nga), Trưng Trắc (vở
Tiếng trống Mê Linh).

Cuộc đời của Thanh Nga lận đận chuyện duyên tình với hai cuộc tình tan vỡ, một với người chiến sĩ cách mạch và một với nghệ sĩ cải lương Thành Được – bạn diễn của bà. Thanh Nga kết hôn hai lần. Lần đầu với một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa để trả thù Thành Được. Và lần hai với luật sư Phạm Duy Lân. Cuộc hôn nhân lần hai mang đến cho Thanh Nga hạnh phục trọn vẹn với 1 cậu con trai tên Phạm Duy Hà Linh. Nhưng bất hạnh đã giáng xuống chấm dứt số phận hồng nhan. Thanh Nga bị sát hại cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 ngay trước cửa nhà ở đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng) TP. Hồ Chí Minh. Sau đó vài năm, dù người ta tuyên bố đã tìm thấy hai kẻ giết người và kết án tử hình, nhưng nhiều năm qua sự thực về cái chết của bà vẫn là một bí ẩn. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984.

Kim CươngKim Cương là người đầu tiên được mệnh danh là “Kỳ nữ”. Nhan sắc không sánh được với Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng hay Kiều Chinh, nhưng tài năng của Kim Cương trong cả hai lĩnh vực sân khấu và điện ảnh, cả diễn xuất lẫn viết kịch đều không có ai sánh bằng.

NSND Kim Cương có tên họ đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Cương. Bà sinh năm 1937 tại Sài Gòn trong một gia đình dòng dõi quý tộc Huế. Thân phụ của bà là ông Nguyễn Ngọc Cương, con trai ruột của vua Thành Thái – vị vua yêu nước bị Thực dân Pháp đày đi biệt xứ. Mẹ bà là nghệ sĩ hát bội danh giá Bảy Nam. Vai diễn đầu tiên của bà là vào năm “10 ngày tuổi” – vai con Thị Màu trong vở của Quan Âm Thị Kính. Với “vai diễn” đầu đời này, bà được vinh hạnh “diễn” trong dịp mừng thọ Thái hậu Từ Cung với “đạo cụ” là một bình sữa.Sự nghiệp diễn xuất đến sớm, bà nhanh chóng trở thành đào non trong đoàn Đại Phước Cương, cùng cha mẹ và các thành viên trong đoàn đi lưu diễn khắp nơi. Vai diễn chính thức đầu tiên của bà là vai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt do chính mẹ bà viết kịch bản. Bà nổi tiếng trong những vai kịch buồn rơi nước mắt hay những vai dí dỏm. Đến nay vai Diệu trong vở Lá sầu riêng của Kim Cương vẫn là một mẫu mực của sân khấu cải lương mà chưa có ai vượt qua được.

Xem thêm: Insaniquarium deluxe (nuôi cá đẻ tiền), download game insaniquarium deluxe full

Bên cạnh diễn xuất, bà từng soạn nhiều kịch bản kịch nói với bút danh Hoàng Dũng và giữ kỷ lục là người viết kịch bản kịch nói nhiều nhất Việt Nam hiện nay đồng thời là người mở đường cho kịch nói Sài Gòn sau năm 1975.Kim Cương có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi vì chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con cho đến lúc về già. Đến nay, bà đã từ bỏ ánh đèn sân khấu để chăm lo cho công tác thiện nguyện với trẻ em thiệt thòi.Thời trẻ, Kim Cương không phải chịu cảnh hồng nhan đa truân như các nữ nghệ sĩ khác bởi tính cách mạnh mẽ, cương quyết và lúc nào cũng đứng mũi chịu sào. Sự kiện ồn ào nhất và cũng tươi đẹp nhất của Kim Cương có lẽ là mối tình đơn phương mà thi sĩ Bùi Giáng dành cho bà suốt 40 năm. Nhà thơ “điên” đã viết ra những áng thơ tuyệt tác nhất để dành cho mối tình trong mộng của mình là Kim Cương, từ lúc còn thanh niên cho đến tận khi qua đời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *