Trong lúc cư dân vùng phương ngữ miền Nam gọi “trái đậu phụng” thì hầu hết bà con miền Bắc đều gọi “củ lạc”, còn lên trường thì cô giáo môn sinh học lại bảo là “quả lạc”, vậy nên gọi thế nào cho đúng?

“Lạc” là một loại cây thuộc họ đậu, thân bò hay thân đứng, lá kép có 4 lá chét, quả mọc cắm xuống đất, hạt dùng để ăn hay ép dầu, ở miền Nam thì gọi là đậu phộng hoặc đậu phụng (vì do quả lạc có hình hơi nhọn, giống đầu con chim phụng).

Đang xem: đố bạn biết gọi “củ lạc” hay “quả lạc” mới đúng? dám chắc rằng rất nhiều người đang hiểu sai

Hẳn chúng ta đều biết: củ là phần thân hay rễ cây phát triển lớn ra và chứa chất dự trữ, thường ở dưới đất như củ khoai lang, củ sắn (mì); cạnh đó, cũng có củ không ở dưới đất mà ở trên cây như củ su hào, củ khoai tây leo (còn gọi là khoai trời, khoai tây không khí)… Còn quả là bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt, quả thường mọc ở trên thân cây hoặc trên mặt đất, như quả mít, quả dưa, quả cam… Quan sát thêm, ta thấy điều thú vị: từ củ có từ tương đương, đồng nghĩa là khoai, và tùy theo vùng phương ngữ mà cư dân gọi khoai hay củ, ví như củ lang/ khoai lang, củ mì/khoai mì, củ môn/khoai môn… Còn khi chỉ nói “khoai” thì người nói nhằm chỉ khoai lang, ở dạng nói tắt. Nhìn chung, cư dân vùng phương ngữ Bắc hay gọi là khoai hơn củ, còn vùng phương ngữ Nam thì thường gọi là củ hơn là khoai. Tuy nhiên, có nhiều loại cả 2 miền đều cùng gọi khoai như khoai tây, khoai sọ, khoai mỡ… chứ không thấy ai gọi là củ tây, củ sọ, củ mỡ. Đồng thời, cũng có nhiều loại mà nhân dân cả nước đều gọi chung là củ chứ không hề gọi là khoai, như củ cà rốt, củ cải, củ ấu… chứ dứt khoát không có ai gọi là khoai cà rốt, khoai cải, khoai ấu.

Trở lại với “lạc”, phương ngữ miền Nam gọi là “trái đậu phụng”, còn miền Bắc gọi “củ lạc” chứ cũng không bao giờ gọi là “khoai lạc”.

Cư dân Bắc bộ gọi củ lạc là theo cách gọi dân gian quen thuộc, do cách ra quả của lạc có phần khác biệt với các loài khác, sau khi thụ phấn, hoa phát triển thành một ống thân dài hướng xuống đất với đầu ống là các củ (quả) lạc, sẽ xuyên thẳng xuống đất rồi giấu mình dưới đó để lớn lên. Vì người ta thấy lạc nằm trong lòng đất tương tự như củ cà rốt, củ cải nên gọi là “củ”. Còn theo nguồn gốc phát sinh phát triển, thực chất củ lạc là quả lạc nên giáo viên môn sinh học gọi quả lạc là chuẩn về mặt kiến thức, phân loại theo bản chất thực vật của nó.

Như vậy, tùy theo ngữ cảnh, vùng miền mà cách chúng ta lựa chọn từ ngữ sử dụng cho phù hợp, và cả mấy cách gọi củ lạc, quả lạc, trái đậu phụng… đều đúng cả!

Gọi củ lạc hay quả lạc mới đúng? Lạc có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe? Đâu là những món ăn ngon được chế biến từ lạc? Còn rất nhiều các thông tin khác nữa mà nhiều người vẫn thường thắc mắc về lạc. Và bài viết sau của Tuổi trẻ và Sắc đẹp sẽ giúp các bạn giải đáp thông tin về loài thực vật này!

1. Giới thiệu về củ lạc

Người dân Nam Bộ hay gọi củ lạc là đậu phộng hoặc đậu phụng. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc lại gọi lạc là quả trường sinh hay sống đời. Trong dinh dưỡng học, chúng còn có tên gọi là “thịt thực vật”.

1.1. Đặc điểm

Lạc có danh pháp khoa học là Arachis hypogaea, là một loài cây thực vật thuộc họ Đậu. Lạc là loài cây thân thảo có thể tăng từ 30 – 50cm hàng năm. Lá cây lạc mọc đối nhau, kép hình như lông chim với bốn lá chét, dài 1 – 7cm và rộng 1 – 3cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình, hoa màu vàng có điểm gân đỏ, cuống dài 2 – 4cm.

Củ lạc sau khi thụ phấn sẽ khiến cuống hoa dài ra, chúng sẽ uốn cong đến khi củ chạm mặt đất và phát triển thành dạng củ trong đất. Củ lạc dài 3 – 7cm, mỗi củ chứa 1 – 4 hạt và thường có 2 hạt. Củ hình thuôn, không chia đôi, hơi có thắt eo ở giữa các hạt và có nhiều vân mạng. Hạt lạc có hình trứng, có rãnh dọc khi được tách làm đôi.

*

Lạc có danh pháp khoa học là Arachis hypogaea

1.2. Nguồn gốc

Lạc là một loài cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Chúng được khai hoang lần đầu tiên bởi cư dân vùng sông Paraguay và Parama ở vùng Chaco của Bolivia và Paraguay. Hiện châu Á đang xếp đầu tiên về diện tích trồng cây lạc, trong đó Việt Nam có diện tích xếp thứ 5 trong tổng 25 quốc gia châu Á trồng lạc.

1.3. Phân bố

Cây lạc được phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và được trồng nhiều nước ở châu Á với sản lượng lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia. Riêng Việt Nam, cây lạc tập trung nhiều nhất tại các vùng ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

1.4. Phân loại

Trên thị trường hiện có hai loại lạc chính là lạc trắng và lạc đỏ. Hai loại này có sự khác biệt khá lớn ở hình thức bên ngoài. Lạc trắng có lớp vỏ lụa mỏng hơn, màu hồng nhạt, hạt lạc to và đầy đặn hơn so với lạc đỏ. Trong khi đỏ, lạc đỏ lại có kích thước nhỏ hơn, lớp vỏ lụa dày và có màu đỏ đậm.

1.5. Mùa thu hoạch

Thông thường, người nông dân bắt đầu trồng lạc vào vụ Đông Xuân khoảng tháng 11 – 12 năm ngoái tới vụ Hè Thu khoảng tháng 4 – 5 năm sau là đã có thể thu hoạch. Đây là thời vụ được cho rằng đạt năng suất cao nhất nên thường được bà con nông dân đặc biệt chú trọng hơn so với các thời vụ khác.

2. Củ lạc hay quả lạc mới là chính xác nhất

Nhiều nghiên cứu khoa học đã định nghĩa “củ” là phần cấu trúc của thực vật bị biến đổi và phình to để lưu trữ các chất dinh dưỡng. Củ có thể là rễ như khoai lang hoặc củ đến từ thân cây như củ khoai tây, củ su hào.

Ngoài ra, “quả” được định nghĩa là do hoa thụ phấn rồi phát triển thành. Liên kết từ những định nghĩa trên, lạc là sản phẩm của quá trình tạo quả nên tên gọi chính xác nhất phải là quả lạc.

Xem thêm: Cột/ Trụ Bơm Xăng Dầu Điện Tử Sản Xuất Theo Yêu Cầu, Sản Phẩm Thiết Bị Xăng Dầu

Hoa của cây lạc vốn mọc ở phần thân khá thấp nên sau khi thụ phấn, hoa sẽ phát triển thành một ống thân dài và phát triển xuống đất. Phần đầu của ống thân là quả lạc, chúng sẽ xuyên thẳng xuống đất rồi giấu mình phát triển.

Cũng vì thế, dân gian ta mới có thói quen gọi thứ gì được đào dưới đất lên sẽ gọi là củ. Chính phương pháp thu hoạch lạc phải đào đất nên người ta thường loại quả này là củ.

*

Nhiều nghiên cứu khoa học đã định nghĩa “củ” là phần cấu trúc của thực vật bị biến đổi và phình to để lưu trữ các chất dinh dưỡng

3. Vì sao củ lạc lại nằm ở dưới đất?

Mặc dù hoa của cây lạc nở trên mặt đất nhưng sau khi hoa kết thúc quá trình thụ phấn cần được phát triển ở môi trường tối và ẩm ướt. Do đó, chúng sẽ chui xuống đất và phát triển thành củ lạc như chúng ta vẫn thường gọi.

4. Những món ăn ngon từ củ lạc

Lạc có thể chế biến thành nhiều món ăn mang hương vị thơm ngon hấp dẫn khẩu vị của nhiều người. Với nguyên liệu dễ tìm kiếm mà không hề tốn kém, bạn đã có thể “bỏ túi” cho mình những món ăn từ quả lạc rồi.

4.1. Đậu phụng da cá

Đậu phụng da cá là một trong các món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Chỉ với nguyên liệu đơn giản, dễ dàng tìm kiếm là củ lạc, bạn đã có thể tự tay chế biến món ăn giòn giòn, béo béo dậy vị lạc thơm ngon này.

4.2. Đậu phộng rang cháy tỏi

Lạc rang cháy tỏi là một trong số những món ăn từ lạc mang đến cho bạn cảm giác lạ miệng nhưng vẫn cực kỳ cuốn hút. Đây là món ăn vừa có thể dùng làm món ăn vặt trong các buổi tiệc, vừa có thể ăn kèm với các món ăn chính trong bữa cơm gia đình.

*

Lạc rang cháy tỏi là một trong số những món ăn từ lạc mang đến cho bạn cảm giác lạ miệng nhưng vẫn cực kỳ cuốn hút

4.3. Đậu phộng rang húng lìu

Quả thật vô cùng thiếu sót khi chế biến các món ngon từ đậu phộng mà bỏ qua món đậu phộng rang húng lìu. Món lạc với lớp vỏ ngoài giòn tan được kết hợp với vị mặn mặn, béo béo, ngọt, ngọt dùng để ăn vặt đảm bảo ai cũng sẽ mê mẩn từ lần thử đầu tiên.

4.4. Đậu phụng ngào đường

Đây chắc chắn sẽ là món ăn dành cho những ai “hảo ngọt”. Món đậu phụng ngào đường sẽ đem tới cho bạn sự kết hợp hoàn toàn giữa vị béo béo của đậu phộng cùng với vị ngọt của đường. Chỉ với hai nguyên liệu gần gũi, bạn đã có thể làm ra món đậu phụng chiêu đãi cả nhà rồi.

4.5. Sữa đậu phụng

Sữa đậu phụng là thức uống chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với hương vị ngậy béo, đặc biệt giàu hàm lượng protein giúp cơ thể kiểm soát tốt sự thèm ăn. Đồng thời, bổ sung sữa đậu phụng còn giúp gây cảm giác no lâu mà không gây tăng cân, phù hợp với người giảm cân.

*

Sữa đậu phụng là thức uống chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với hương vị ngậy béo

5. Cách lựa chọn và bảo quản củ lạc được tốt nhất

Bạn nên chọn những củ lạc có lớp vỏ ngoài sáng, thấy nhiều nếp nhăn thì thường sẽ ngọt và ngon hơn. Với lạc đã tách vỏ, bạn nên chọn những củ có kích thước đều nhau, không có mối hoay sâu đục. Với loại còn nguyên vỏ, chọn loại vỏ màu trắng hồng, phần hạt đầy và không bị lép.

Ngoài ra, bạn nên tránh mua những củ nếu cầm lên lắc có tiếng lớn vì nguy cơ cao đây là những củ lép, khô do để lâu. Không chọn những củ có màu sắc hay mùi lạ, nên mua những loại có hạt mẩy, chắc và tiết ra dầu.

Xem thêm: Điều trị mụn phương pháp cung đình huế, review bộ đôi trị mụn cung đình huế có tốt không

Thời hạn sử dụng của đậu phộng là khoảng một năm trong điều kiện bảo quản tốt. Nếu lạc đã được bóc lớp vỏ cứng, bạn nên để chúng vào túi hoặc hộp, sau đó hút chân không hoặc buộc kín lại và để ở nơi thông thoáng gió tránh ánh nắng mặt trời. Nếu lạc chưa bóc vỏ cứng, bạn hãy bỏ chúng vào các túi lưới đựng thực phẩm và đặt nơi khô ráo.

6. Mua củ lạc ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bạn có thể dễ dàng tìm mua củ lạc tại các khu chợ xung quanh khu vực, siêu thị, cửa hàng rau củ quả sạch hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Giá bán cho củ lạc trắng hiện dao động khoảng từ 60.000 – 70.000 đồng/kg và giá củ lạc đỏ rơi vào khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg. Để mua được củ lạc ngon, tốt nhất bạn nên chọn địa chỉ uy tín với mức giá thành hợp lý. 

7. Những hình ảnh về củ lạc

Sau đây là một vài hình ảnh về củ lạc đỏ và củ lạc trắng cho bạn dễ dàng phân biệt:

*

Tổng hợp hình ảnh

*

Tổng hợp hình ảnh

*

Tổng hợp hình ảnh

*

Tổng hợp hình ảnh

*

Tổng hợp hình ảnh

*

Tổng hợp hình ảnh

Củ lạc là một nguyên liệu phổ biến và đặc biệt tốt cho cơ thể. Hy vọng với những thông tin mà Tuổi trẻ và Sắc đẹp vừa giới thiệu sẽ giúp ích cho bạn. Hãy ghi chép lại để áp dụng cho lần mua lạc tiếp theo của gia đình mình nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *