Chiến tranh Việt Nam là một chủ đề chưa bao giờ nguội lạnh. Cho đến ngày nay, những bộ phim tài liệu hay phim lịch sử vẫn tiếp tục khai thác chủ đề thú vị này với đủ các góc nhìn khác nhau. Không chỉ thế, những cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam cũng luôn tạo được sự quan tâm của phần lớn độc giả. Dưới đây là một số đầu sách tiêu biểu nhất cho chủ đề này, giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn nữa về chiến tranh tại Việt Nam

1 12
1
12

Chu Lai là một cây bút lớn trong làng văn Việt Nam với chủ đề chiến tranh. Là một nhà văn bước ra từ chiến trường lửa khói, giọng văn của Chu Lai có cái mùi khói đạn đặc trưng trong hầu hết các tác phẩm của ông. Với “Nắng đồng bằng”, Chu Lai mang chúng ta trở lại một thời đại đau thương, mất mát nhưng cũng hết sức hào hùng. “Nắng đồng bằng” đưa ra những góc nhỏ đời thường của người lính mà không phải nhà văn nào cũng đề cập đến và cũng dám đề cập đến.

Đang xem: 15 sách hay về chiến tranh việt nam kể về thời kỳ này một cách chi tiết và chân thực

Bên cạnh những trận đánh ác liệt ven sông Sài Gòn, còn là những thứ tình riêng phải nén lại để nhường chỗ cho tình yêu đất nước, nhường chỗ những lần giành giật sự sống trước những đợt càn của giặc. Còn là bao luồng giao tranh tư tưởng, những suy nghĩ sẽ không bao giờ xuất hiện trong đầu một người lính chiến, nhưng đó lại là những phần rất con người đã được Chu Lai nêu bật trong “Nắng đồng bằng” viết năm 1978. Ở “Nắng đồng bằng” còn là số phận tình yêu của những người lính, những tình yêu đã phần nào bị khó khăn thời chiến, bị hoàn cảnh khắc nghiệt che lấp đi cho đến khi họ nằm xuống, trở về với đất mẹ yêu thương họ mới cất lên nỗi lòng riêng tư nhất của mình.

Dù có một kết thúc buồn nhưng đó lại chính là cảm xúc Chu Lai muốn mang đến cho bạn đọc. Bạn sẽ cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của thế hệ trước, thấy rõ hơn một góc nhỏ đời sống chiến tranh Việt Nam, khi ngay cả những quyền con người bình thường nhất thì những người lính cũng không thể có được. Đây là một trong những tác phẩm đáng đọc nhất của Chu Lai trong toàn bộ những tác phẩm về chiến tranh Việt Nam của ông.

Link mua: https://tiki.vn/nang-dong-bang-p28057023.html

Nắng đồng bằng – Chu Lai
Nắng đồng bằng – Chu Lai
2
7
2
7

Thường thấy, những tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam luôn hạn chế tối đa nói về những bi thương, bi lụy. Chỉ nhấn mạnh đến những khúc ca hào hùng, những chiến thắng vẻ vang để khích lệ tinh thần chiến đấu. Nhưng khi đến với Bảo Ninh, chiến tranh đã hiện lên với nguyên hình, nguyên dạng, với những góc khuất mà tưởng như người ta đã quên, những đau thương không chỉ diễn ra trong chiến tranh mà còn kéo dài, kéo dài mãi để dằn vặt chính những con người bước ra từ khói lửa những chiến trận.

Chính vì lẽ đó mà “Nỗi buồn chiến tranh” một thời gian đã trở thành đề tài tranh luận gay gắt và có một số phận long đong cho đến khi được trao cho vị trí xứng đáng trong văn đàn. Qua lời kể của nhân vật Kiên, với kết cấu truyện lồng truyện, Bảo Ninh đã đưa ta bước vào chiến tranh rồi lại lôi ta đến với hiện thực bằng những ảo ảnh, những giấc mơ, những phút cuồng dại trong men rượu.

Kết thúc “Nỗi buồn chiến tranh”, Bảo Ninh đã bày ra bộ mặt trần trụi của cuộc chiến, để người đọc nhận ra: À! với chiến tranh, không có ai là kẻ chiến thắng hoàn toàn cả. Một nỗi khắc khoải khôn nguôi, những tượng đài linh thiêng cũng sẽ được đặt lên một bàn cân của sự thật trong tâm trí của bạn khi gấp lại cuốn sách này. Đây là một tác phẩm về chiến tranh Việt Nam bạn không nên bỏ qua, bởi nó sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn đa chiều hơn, công bằng hơn với quá khứ.

Link mua: https://tiki.vn/noi-buon-chien-tranh-tai-ban-p1034048.html

Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh
Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh

“Mãi mãi tuổi hai mươi” là một trong số vô cùng ít ỏi, những cuốn nhật kí thời chiến được mang đến cho bạn đọc. Và đây cũng chính là cuốn nhật kí ghi chép lại những cung bậc cảm xúc chân thực và trong sáng nhất của một chàng thanh niên Hà Nội hòa hoa những ngày đầu dấn thân vào binh nghiệp.

Dù chỉ là những trang nhật kí dang dở, những bức thư cho người bạn gái thân thiết nhưng “Mãi mãi tuổi hai mươi” lại để lại cho thế hệ sau những câu hỏi, những day dứt của người sinh viên trẻ khi đang trên đường bước vào chiến trường, “Nếu như tôi không trở lại – Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này”.

Vậy đấy, với “Mãi mãi tuổi hai mươi” bạn đọc sẽ có cùng chung nhịp đập với một thế hệ trẻ sẵn sàng hi sinh cho hòa bình của đất nước, đó là một thế hệ bước ra chiến trường với tâm hồn phơi phới sức trẻ cùng những man mác buồn của nỗi nhớ và những câu hỏi cho tương lai của mình và của quê hương.

Hãy đọc “Mãi mãi tuổi hai mươi” để sống cho xứng đáng với sự hi sinh của họ, để lấp đầy những trang tiếp theo bằng nhiệt huyết của chúng ta.

Link mua: https://tiki.vn/mai-mai-tuoi-20-phien-ban-dac-biet-ki-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-doan-tncs-hcm-p98026404.html

Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc

Mở đầu tác phẩm này, Phùng Quán trích lại một câu rất nổi tiếng của Cao Bá Quát, dường như đã mở ra cho người đọc biết bao những liên tưởng về sau: “Trừ giặc, ba tuổi vẫn còn hiềm là muộn”. Và “Tuổi thơ dữ dội” đã cho ta thấy cả một thế hệ chống giặc, giữ nước ở độ tuổi non nớt nhất và cần sự che trở nhất. Những em mười hai, mười bốn tuổi xung phong, trốn nhà xin được tham gia Vệ Quốc Đoàn.

Những thân hình tuy gầy gò và nhỏ xíu nhưng lại nung nấu một lòng căm hận với giặc đến ngút trời và chiến đấu quả cảm như những người anh hùng. “”Tuổi thơ dữ dội” đã viết nên những số phận lớn lao của bao đứa trẻ nhỏ bé nơi đất Việt bi hùng. Từ ngày đầu gia nhập Vệ Quốc Đoàn ra sao, những buổi tập luyện khắc nghiệt và dường như quá sức với một đứa trẻ như thế nào, đến những ngày sống tại chiến khu và tham gia chiến đấu.

Đó là câu chuyện của Mừng, của Lượm… là những nỗi đau và bi kịch khi những mánh lới của bọn Việt Gian lại khiến nơi mà Mừng coi là gia đình cùng những người thân lại nghi ngờ em- đây có lẽ là những trang viết đau đớn nhất trong “Tuổi thơ dữ dội”. Ở những độ tuổi đáng ra sẽ nhận được sự che chở, yêu thương thì các em lại chiến đấu anh dũng và hi sinh một cách bi hùng, quả cảm.

Hãy đọc “Tuổi thơ dữ dội” để thấy xót thương khi những bóng người bé nhỏ ấy nằm xuống. Hãy đọc “Tuổi thơ dữ dội” để cảm phục khi thân hình của một đứa trẻ vẫn hiên ngang đứng vững hoàn thành nhiệm vụ khi hơi thở đã ngừng. Hãy đọc để yêu thương và trân trọng sự hi sinh từ những đứa trẻ ấy.

Link mua: https://tiki.vn/tuoi-tho-du-doi-tap-2-tai-ban-2019-p16284262.html

Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán

“Biệt Động Sài Gòn Những Trận Đánh Huyền Thoại” là cuốn sách tái hiện từng trận đánh của lực lượng Biệt động Sài Gòn, bên cạnh đó còn khắc họa cuộc đời, cuộc sống của những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn trong chiến tranh và hòa bình.

Ngay từ những ngày đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp và sau này là kháng chiến chống Mỹ, có một lực lượng đã được thành lập và lập được nhiều chiến công, ghi dấu những vết son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là lực lượng Biệt động Sài Gòn (hay còn gọi là Biệt động Sài Gòn – Gia Định).

Về sau, cùng với sự lớn mạnh, trưởng thành của các lực lượng vũ trang, các lực lượng trên đã được hợp nhất thành Ban công tác thành. Trải qua thời gian, lực lượng này được phát triển thành lực lượng vũ trang Tự vệ thành Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, rồi sau được gọi dưới những tên gọi như: Liên tác chiến đấu quân, Đoàn biệt động quân khu Sài Gòn – Gia Định…Dù với tên gọi nào thì nhiệm vụ của Biệt động Sài Gòn – Gia Định vẫn là tổ chức các trận đánh tiêu diệt sinh lực quan trọng trong cơ quan đầu não chiến tranh của chế độ thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai.

Những đóng góp to lớn của lực lượng Biệt động Sài Gòn vào sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất đất nước là không thể phủ nhận và xứng đáng được vinh danh mãi mãi về sau.

Link mua: https://tiki.vn/biet-dong-sai-gon-nhung-tran-danh-huyen-thoai-p397730.html

Biệt Động Sài Gòn Những Trận Đánh Huyền Thoại – Quý Long, Kim Thư

“Trải nghiệm về cuộc sống của mỗi người là khác nhau, và bi kịch cũng như thế. Nhưng chiến tranh, với bản chất tàn bạo của nó, đã tạo ra những nạn nhân ở cả hai phía. Và khi chiến trường phủ lên toàn bộ một đất nước – như trong Chiến tranh Việt Nam – thì toàn bộ nhân dân của đất nước ấy đều là nạn nhân”.

Với quan điểm đó, Chân Trần, Chí Thép trở thành một cuốn tư liệu về những con người, những khoảnh khắc mà có thể ta đã biết nhưng không bao giờ có thể hiểu được tường tận. Hàng chục câu chuyện, hàng trăm con người, hàng ngàn thời điểm được nhắc đến ở đây xuyên suốt 20 năm chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn 1961 – 1975, thậm chí, còn có những câu chuyện hậu chiến.

Không phải ngẫu nhiên mà Chân Trần, Chí Thép được đánh giá cao về mặt nội dung. Trong cuốn sách, cuộc chiến được đặc tả thông qua con người thật, sự kiện thật nhưng lại bằng quan điểm của một chiến binh đã từng đứng bên kia chiến tuyến. Khác biệt ngôn ngữ, khác biệt quan điểm, khác biệt lý tưởng ấy không biến những cảm xúc thành lạc điệu mà ngược lại, nó đồng cảm đến tận cùng, bởi, chiến tranh, dù thắng hay thua thì tổn thất là không thể đo đếm được. Có những gia đình không bao giờ có ngày đoàn tụ. Có những người mẹ vĩnh viễn mất đi những người con của mình. Có những chiến sĩ chiến đấu đến giây phút cuối cùng vì lý tưởng và niềm tin thống nhất đất nước. Có những đứa trẻ vượt Trường Sơn, rời khỏi chiến trường để cha mẹ yên tâm chiến đấu… Và còn có hành trình không mệt mỏi của những người còn sống tìm kiếm hài cốt đã mất của đồng đội sau khi chiến tranh kết thúc.

Những câu chuyện trong Chân Trần, Chí Thép đều gắn với một con người cụ thể, có thể là một cô văn công, có thể là một vị tướng, cũng có thể là một người dân thường… Sự đa dạng ấy khiến Chân Trần, Chí Thép trở nên thật đến trần trụi khi khắc họa chiến tranh và hậu quả chiến tranh để người đọc có cái nhìn sâu hơn, chi tiết hơn về những con người đã góp mặt trong thời điểm ấy.

Link mua: https://tiki.vn/chan-tran-chi-thep-tai-ban-2019-p14921530.html

Chân Trần Chí Thép – James G. Zumwalt

“Tối ngày 1 tháng Mười năm 1969, tôi rảo bước qua dãy bàn dành cho nhân viên bảo vệ của Rand Corporation (RAND) ở Santa Monica, xách theo một vali đầy tài liệu tối mật mà tôi dự định sẽ sao chụp vào đêm hôm đó. Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7000 trang liên quan tới những quyết sách của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi Hồ sơ Lầu Năm Góc.”

Được viết dưới dạng hồi ký, cuốn sách Hồ sơ mật Lầu Năm Góc và hồi ức về chiến tranh Việt Nam (Sách tham khảo) của Daniel Ellsberg đã cho ta cái nhìn đầy đủ hơn với những góc khuất của cuộc chiến tranh mà người Mỹ tiến hành ở Việt Nam.

Link mua: https://tiki.vn/ho-so-mat-lau-5-goc-va-hoi-uc-ve-chien-tranh-viet-nam-sach-tham-khao-p1732997.html

Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam (Sách Tham Khảo)

Chiến trường lịch sử và những câu chuyện chiến tranh ở Việt Nam – Những câu chuyện kể mộc mạc và hồn hậu trong cuốn sách mang lại cảm xúc khôn tả về tình cảm bè bạn quốc tế dành cho Việt Nam, tình đoàn kết thân ái, hết mình cho cuộc chiến chính nghĩa, cho độc lập dân tộc của đất nước Việt Nam.

Nội dung cuốn sách gồm các phần:

Phần thứ nhất: Một số hình ảnh tư liệu về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975 và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc
Phần thứ hai: Điện Biên Phủ_Trận quyết chiến chiến lược đầu tiên trong thời đại Hồ Chí Minh
Phần thứ ba: Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 trong tiến trình lịch sử Việt nam
Phần thứ tư: Đại thắng mùa Xuân 1975_Kết tinh sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh
Phần thứ năm: Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc_Cuộc chiến vì chính nghĩa
Phần thứ sáu: Những câu chuyện về chiến tranh

Link mua: https://tiki.vn/chien-truong-lich-su-va-nhung-cau-chuyen-ve-chien-tranh-viet-nam-p59285140.html

Chiến Trường Lịch Sử Và Những Câu Chuyện Về Chiến Tranh Việt Nam

Cuốn sách chia làm 2 phần. Phần I gồm những tài liệu nguyên bản tuyệt mật do phía Hoa Kỳ giải mật vào năm 2015 với nội dung xoay quanh những toan tính, quyết sách và hành động của những người đứng đầu bộ máy chiến tranh của nước Mỹ trong những ngày sụp đổ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Phần II gồm những bài viết, trang hồi ức không thể lãng quên của một số tướng lĩnh cấp cao Mỹ trực tiếp có mặt và chỉ huy cuộc di tản trong những giờ phút cuối cùng của chế độ ngụy quyền Sài Gòn.

Qua cuốn sách, bạn đọc sẽ được biết tường tận về nội tình giới chức Mỹ trong những ngày tận cùng của cuộc chiến tranh. Với hình thức biên bản nên các bản văn được giải mật ghi đầy đủ, trung thực ý kiến phát biểu của từng nhân vật chủ chốt trong bộ máy chiến tranh của Hoa Kỳ về các vấn đề, sự việc nóng bỏng trong phút sinh tử được đặt ra trên bàn nghị sự các cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.Vì vậy, cuốn sách cung cấp cho người đọc rất nhiều thông tin, và đó là những thông tin gốc, từ nhiều góc độ, được lật đi lật lại, soi rọi các sự việc, các quyết định của giới chức Mỹ và những nhân vật liên quan trực tiếp tới chiến tranh Việt Nam trong phút sụp đổ cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Link mua: https://tiki.vn/nhung-bien-ban-cuoi-cung-tai-nha-trang-phut-sup-do-cua-viet-nam-cong-hoa-p15254570.html

Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa

“Rút Quân – Nhìn Lại Những Năm Cuối Cùng Của Mỹ Tại Việt Nam” là tác phẩm mang tính đột phá và kể lai một câu chuyện hoàn toàn khác về chiến tranh ở Việt Nam, trong đó tác giả đã bác bỏ những lầm tưởng vốn tồn tại từ lâu về tình hình Việt Nam lúc đó. Daddis lập luận đầy thuyết phục rằng, toàn bộ nỗ lực của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là không hề có khả năng đảo ngược chiều hướng đi xuống của cuộc xung đột phức tạp.

Dù đã trình bày một chiến lược mới, cách tiếp cận của Abrams cũng không thể tạo ra thay đổi đáng kể nào cho một cuộc chiến tranh không còn thiết yếu đối với an ninh quốc gia hay tham vọng thống trị toàn cầu của Mỹ. Một khi Nhà Trắng của Nixon ra quyết định chính trị là sẽ rút khỏi Đông Nam Á, thì chiến lược quân sự của Abrams không thể thay đổi tiến trình cũng như kết quả của cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kéo dài nhiều thập kỷ.

Link mua: https://tiki.vn/rut-quan-nhin-lai-nhung-nam-cuoi-cung-cua-my-tai-viet-nam-sach-tham-khao-p101301189.html

Rút Quân Nhìn Lại Những Năm Cuối Cùng Của Mỹ Tại Việt Nam

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những khía cạnh của cuộc chiến đấu ác liệt vẫn luôn được khai thác bằng những đề tài khác biệt. Trên đây là một số tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam với những góc nhìn từ những con người có đời sống chiến đấu hoàn toàn khác biệt. Chính vì lẽ đó, những tác phẩm ấy sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, mỗi tác phẩm kể về một mảnh đời với những hi sinh, dằn vặt và đau đớn. Đó là những màu sắc riêng biệt để mang đến cho bạn một cái nhìn đa diện hơn về cuộc chiến tranh trường kì của đất nước.

19 sách hay về chiến tranh Việt Nam. Khuyên đọc quyển Nỗi buồn chiến tranh, Những thứ họ mang và Tuổi thơ dữ dội.

Biên Bản Chiến Tranh 1-2-3-4.75

Tác giả Trần Mai Hạnh từng là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam ở chiến trường miền Nam, đầu năm 1975, ông được cử tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với nhiệm vụ là phóng viên đặc biệt. Những tài liệu nguyên bản thu được, những trang ghi chép tại chỗ trong quá trình tham gia chiến dịch cùng những tài liệu quý giá thu thập được đã giúp tác giả viết nên “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”

“Những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần, cũng như đời mỗi con người chỉ sống có một lần. Nhưng để hiểu hết chân giá trị của lịch sử, để hiểu đúng một con người lại cần có thời gian, nhiều khi không thể chỉ đánh giá một lần. Lịch sử và cuộc sống luôn là một dòng chảy liên tục bất tận. Trong cuộc sống hiện tại ngày hôm nay có nền tảng và những giá trị tinh thần vô giá của quá khứ, đồng thời nó cũng chứa đựng mầm sống và sức sống mãnh liệt của tương lai.” – Trần Mai Hạnh.

Tuổi Thơ Dữ Dội

*

Tuổi thơ dữ dội – cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Những Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Hòa đen, Bồng da rắn, Vịnh sưa, Tư dát… mỗi người một hoàn cảnh song đều chung quyết tâm, nhiệt huyết và lòng yêu nước, đã tham gia chiến đấu hết mình và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Đúng như tên truyện, độc giả sẽ bắt gặp ở đó những chi tiết thực sự dữ dội về cuộc đời thiếu niên bất hạnh, về cuộc chiến tranh chống giặc tàn khốc nhưng ẩn sâu bên trong ta vẫn thấy những tâm hồn trong sáng và vô tư, thấy sự can trường, dũng cảm phi thường của nhân vật. Tất cả những ai đã từng đọc tác phẩm này hầu như đều không ngăn được xúc động và những giọt nước mắt cảm thương, cảm phục. Đây thực sự là một tác phẩm quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Một câu chuyện khơi dậy trong mỗi người tình yêu đất nước và niềm trân trọng ký ức tuổi thơ…

Nỗi Buồn Chiến Tranh

*

Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người.

Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.

Người Dân Làm Nên Hòa Bình – Những Bài Học Từ Phong Trào Phản Đối Chiến Tranh Việt Nam

*

“Người dân làm nên hòa bình – Những bài học từ phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam là một nghiên cứu sâu sắc về phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam, với những câu chuyện hấp dẫn của chín nhà hoạt động xã hội – những người đã đến Việt Nam trong thời gian chiến tranh để thiết lập mối quan hệ giữa nhân dân hai nước.

Cuốn sách phá vỡ khuôn mẫu của những người phản đối và chỉ ra cho các nhà hoạt động xã hội – vốn là những nhà chiến lược thận trọng, can đảm và từ bi, và sự cống hiến của họ cho ngoại giao hòa bình đã giúp kết thúc cuộc chiến sớm hơn – thấy rằng, cuộc chiến có lẽ còn kéo dài.

Bất cứ ai quan tâm đến việc chấm dứt tình trạng chiến tranh liên miên hiện tại của Mỹ – và ngăn chặn các cuộc chiến tranh trong tương lai – cũng sẽ có được cảm hứng và đường hướng từ những bài học được chuyển tải hết sức tài tình trong cuốn sách này.

Mệnh Lệnh Lưỡi Lê – Sự Thật Về Cuộc Chiến Của Mỹ Ở Việt Nam

*

Được đúc rút từ hơn một thập niên nghiên cứu các tư liệu mật của Lầu Năm Góc và phỏng vấn những cựu binh Mỹ cũng như những người từng sống sót qua các trận càn ở Việt Nam, Turse đã cho thấy các chính sách chính thống đã dẫn đến cái chết của hàng triệu thường dân vô tội và khiến hàng triệu người khác bị thương như thế nào. Chi tiết đến đáng ngạc nhiên, Turse khắc họa cách vận hành của bộ máy chiến tranh đã gây ra tội ác trong hầu hết các trận chiến đấu của quân Mỹ.

Xem thêm: Báo Động Hồng Ngoại Độc Lập I226B, Thiết Bị Báo Trộm Độc Lập

Mệnh lệnh lưỡi lê đưa chúng ta đi từ các văn khố ghi đầy những cuộc điều tra tội ác chiến tranh của Washington tới những ngôi làng nhỏ ở Việt Nam phải hứng chịu hậu quả chiến tranh; từ những trại lính nơi những người lính trẻ của Mỹ học cách căm thù tất cả người Việt Nam cho đến những chiến dịch khát máu như Chiến dịch Hành quân thần tốc, trong đó có một vị tướng bị ám ảnh với việc đếm thây người bắt binh lính thực hiện cái mà một người từng tham gia vào chiến dịch đó gọi là “mỗi tháng một Mỹ Lai.”

Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam

*

Tối ngày 1 tháng Mười năm 1969, tôi rảo bước qua dãy bàn dành cho nhân viên bảo vệ của Rand Corporation (RAND) ở Santa Monica, xách theo một vali đầy tài liệu tối mật mà tôi dự định sẽ sao chụp vào đêm hôm đó.

Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7000 trang liên quan tới những quyết sách của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi Hồ sơ Lầu Năm Góc. Phần còn lại của công trình nằm trong két đựng tài liệu trong văn phòng của tôi.

Tôi quyết định sao chụp và đưa ra công chúng toàn bộ nghiên cứu này, hoặc là thông qua các cuộc điều trấn tại Thượng viện, hoặc là thông qua báo chí, nếu cần thiết. Tôi tin rằng tôi có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời vì những việc này, nhất là việc đưa ra công chúng bộ Hồ sơ Lầu Năm Góc. Quá trình dẫn dắt tôi đi đến hành động nói trên chính là nội dung trọng tâm của hồi ký này…

Trích sách

Người Tị Nạn

*

Cuốn sách được viết bởi Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học Mỹ cho sự nghiệp sáng tác của mình.

Ông sinh năm 1971 ở Việt Nam, cùng gia đình di tản sang Mỹ vào mùa hè năm 1975. Năm 2016, ông gây tiếng vang đặc biệt trên văn đàn Mỹ đương đại sau khi thắng giải Pulitzer cho hạng mục Fiction. Ông có những tác phẩm đáng chú ý như Nothing ever die, The Sympathyzer, Vietnam and the Memory of war, The refugees…

Tác phẩm Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”.

Quân Khu Nam Đồng

*

Khu tập thể Nam Đồng là khu gia binh lớn nhất thủ đô Hà Nội, được hình thành cách đây hơn 50 năm. Là nơi ở của hơn 500 gia đình cán bộ quân đội trung, cao cấp, hơn 70 vị tướng đã từng sinh sống và trưởng thành từ Khu tập thể Nam Đồng, nhiều gia đình có cả hai thế hệ “tướng cha” và “tướng con”. Đây là một khu gia binh điển hình, một đại gia đình quân nhân thu nhỏ thời chiến và hậu chiến.

“Quân khu Nam Đồng” là tiểu thuyết được viết bằng bút pháp hiện thực bởi một cây bút lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn, và cũng là một người con của khu tập thể Nam Đồng. Tác giả vừa là nhân chứng, vừa là nhân vật trực tiếp tham gia vào các sự kiện; lại cũng là người quan sát tỉnh táo có độ lùi thời gian để rút ra những chiêm nghiệm và thông điệp sâu sắc về một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước chúng ta.

Một cuốn sách lôi cuốn, ly kỳ, hấp dẫn, khiến ta khó rời mắt trước khi lật đến trang cuối cùng…Một cuốn sách sẽ mang tới rất nhiều tiếng cười và lấy đi của chúng ta rất nhiều nước mắt…

Nhật ký Đặng Thị Thùy Trâm

*

Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì “trong đó có lửa”.

Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường – những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.

Những Thứ Họ Mang

*

Nỗi buồn chiến tranh cho tới nay vẫn được đánh giá là một trong những tác phẩm văn chương hay nhất về cuộc chiến Việt Nam. Là Nỗi buồn chiến tranh phiên bản Mỹ, những Jimmy Cross, Chuột Kiley, Mitchell Sanders, Henry Dobbins hay Kiowa mang theo mình những vật dụng và vũ khí nặng nề cho các cuộc hành quân, và họ còn gánh vác cả những gì vô hình, có thể là tình yêu nhưng cũng có thể là niềm thù hận, nỗi sợ, và cả sự hèn nhát.

“Cố cứu cuộc đời” sau này “bằng một câu chuyện kể”, Những thứ họ mang, trong niềm tuyệt vọng không sao thoát ra quá khứ của nó, xuất phát từ một thôi thúc nội tâm không thể kiểm soát và kết thúc bằng một niềm thanh thản tương đối, khi những câu chuyện ấy đã được kể ra, “những gì họ mang” đã nhẹ đi một phần.

Sự Thật Về Chiến Tranh Việt Nam

*

Đây là cuốn sách có nhiều tư liệu lịch sử quý, được tác giả trích dịch, biên soạn lại từ nhiều nguồn sách báo nước ngoài, cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn toàn cục về cuộc chiến tranh Việt Nam – khách quan, từ phía bên kia – qua nhận xét, đánh giá của các nhà báo phương Tây – những người theo dõi, đưa tin về cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Những Điều Ít Biết Về Chiến Tranh Việt Nam 1945 – 1975

*

Cuốn sách được biên soạn có chọn lọc các sự kiện chính trị xảy ra trong thời kỳ Pháp, Mỹ nhảy vào can thiệp và gây ra cuộc chiến ở Việt Nam và Đông Dương nói chung.

Tác giả Tường Hữu, một nhà báo kỳ cựu từng là cộng tác viên chuyên theo dõi mảng thời sự quốc tế của Hãng tin AFP và Đài truyền hình Pháp trong thập niên 1960 – 1970. Có điều kiện tiếp xúc nhiều nguồn tư liệu phong phú từ nước ngoài, tác giả đã tập hợp, dịch và biên soạn các tư liệu với sự thận trọng, khách quan cần thiết.

Những Phóng Sự Về Chiến Tranh Việt Nam

*

Cuốn sách gồm 7 bài phóng sự của các nhà báo nổi tiếng thế giới thời chiến tranh Việt Nam.

7 phóng sự của các nhà báo nổi tiếng in trên các tờ The New York Times, St.Louis Post Dispatch, The Sunday Evening Post, The New Yorker, The New Republic Wachington Post từ năm 1963 đến 1972, do dịch giả Phạm Viêm Phương chuyển ngữ cùng lời giới thiệu của cố nhà văn Nguyễn Khải. Phần cuối sách có phụ lục giới thiệu ngắn về các tác giả này.

“Các ký giả này vốn là những người đã tin vào sức mạnh quân sự của Mỹ, và tin cả những mục tiêu chính trị của Mỹ khi tiến hành chiến tranh ở mảnh đất này…Các bải viết của họ, dẫu đã thuộc về những năm tháng xa xôi, nhưng vẫn khiến chúng ta vừa đau thương vừa kiêu hãnh về nhiều thế hệ người Việt Nam trong cả nước, ở mọi phía đã dám hy sinh tất cả cho nền độc lập và tự do của Tổ quốc.”

Lực Lượng Đặc Biệt Trên Chiến Trường Việt Nam

*

Những gì đề cập trong cuốn sách này, đó là chiến tranh. Một bộ phận tham gia chiến tranh được đào tạo và huấn luyện đặc biệt theo chính sách của Mỹ, với tên gọi chung là Lực lượng đặc biệt. Trong chiến tranh xâm lược Miền Nam Việt Nam bộ phận đặc biệt đó được huấn luyện như thế nào? Họ đã làm gì trên chiến trường Việt Nam? Những thành quả và thất bại của họ đã diễn ra tại chiến trường Miền Nam Việt Nam ra sao?

Nội dung trong cuốn sách gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả, mà hầu hết họ là những người đã tham gia vào Lực lượng đặc biệt này. Nhiệm vụ của họ là tấn công giải thoát tù binh, tìm hiểu và ngăn chặn đường giao liên, tổ chức hành quân xâm nhập vào khu vực của đối phương để kiểm soát, lấy tin tức tình báo tác chiến…

Điệp Viên Hoàn Hảo X6

*

Phạm Xuân Ẩn, một cái tên chứa biết bao điều bí ẩn, không chỉ với người Việt Nam, mà đối với cả rất nhiều chính khách và báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ. Người ta đã bình luận, tranh cãi, phỏng đoán và viết rất nhiều về ông, thậm chí còn làm phim tài liệu nhiều tập về ông, nhưng dường như còn có quá nhiều điều vẫn chưa được làm sáng tỏ. Cho đến khi một người Mỹ bắt tay vào cuộc… Đó chính là Larry Berman, nhà sử học, giáo sư chính trị học thuộc đại học California, một chuyên gia xuất sắc chuyên nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.

Năm 2007, quyển sách Perfect Spy – The Incredible Double Life of PHAM XUAN AN Time Magazine Reporter & Vietnamese Communist Agent (Điệp viên hoàn hảo – Hai cuộc đời khó tin (hay cuộc đời hai mặt theo cách gọi của Phương Tây về Phạm Xuân Ẩn, phóng viên tạp chí Reuters, Time và tướng tình báo Cộng sản Việt Nam)) của Larry Berman được xuất bản lần đầu tiên tại Mỹ đã gây chấn động dư luận Mỹ, kiều bào Việt Nam ở Mỹ và cả ở Việt Nam. Vì trước khi quyển sách này ra đời, rất ít người biết và hiểu về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, mặc dù ông là một nhân vật huyền thoại của chiến tranh Việt Nam. Có lẽ bởi vì cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn, cũng giống như tên của ông, chứa đựng nhiều bí ẩn về con người và sự nghiệp của một nhà tình báo vĩ đại, tài năng và bản lĩnh nhưng lại vô cùng khiêm nhường, bình dị..

Đất Rừng Phương Nam

*

Câu chuyện mượn hình ảnh một cậu bé bị lưu lạc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ để giới thiệu Đất rừng Phương Nam. Nơi đó, một vùng đất vô cùng giàu có, hào phóng và hùng vĩ với những con người trung hậu, trí dũng, một lòng một dạ theo kháng chiến.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi như một xã hội của miền sông nước Tây Nam bộ thu nhỏ. Bởi ở nơi đó, người đọc đã tìm thấy hình ảnh người dân của vùng đất phương Nam từ sông Tiền, sông Hậu trải dài đến Kiên Giang – Rạch Giá, rồi xuống tận rừng U Minh, sau đó dừng lại ở Năm Căn Cà Mau. Bối cảnh trong Đất rừng phương Nam là cả một đất trời thiên nhiên ưu đãi, cánh đồng bát ngát mênh mông, sóng nước rì rầm, rừng rậm bạt ngàn trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài…

Mùa Chinh Chiến Ấy

*

Mùa Chinh Chiến Ấy là những mảng hồi ức của nhà văn – chiến binh Đoàn Tuấn về anh và đồng đội trong cuộc chiến biên giới Tây Nam – một cuộc chiến tranh bắt buộc ngay sau ngày thống nhất nước nhà.

Chiến trường K giai đoạn cuối năm 1978 đến giữa những năm 1980 là nơi bộ đội Việt Nam phải đối mặt với một kẻ địch nguy hiểm, liều lĩnh và môi trường xa lạ, khắc nghiệt hơn cả hai cuộc kháng chiến trước đó. Trong bối cảnh âm thầm mà khốc liệt của gần 40 năm về trước ấy, truyện đưa người đọc theo dấu chân tuổi 18 của nhân vật “tôi” – người lính sư đoàn 307, đi tới tận những miền rừng núi heo hút xứ người. Đó là cuộc hành quân dài hàng ngàn cây số: từ Pleiku, theo đường 19 tiến về hướng Tây, để đẩy lùi và tiêu diệt tàn quân Khmer Đỏ ở vùng Đông – Bắc Campuchia.

Thế hệ lính thứ ba, nhập ngũ sau 75, cũng đã khác trước. Họ phần nhiều là những học trò vừa rời ghế nhà trường từ các tỉnh miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, đến những thanh niên miền Nam mới làm quen với cuộc sống của chế độ mới. Phải chiến đấu trên mảnh đất không phải quê hương mình, trước những sức ép kinh khủng của chiến tranh, những người lính trẻ vấp phải vô số thử thách về phẩm chất con người lẫn cạm bẫy của việc từ bỏ hàng ngũ. Nhưng họ đã ở lại, đã chiến đấu, hy sinh, năm này qua năm khác… Để ngày trở về, mang theo thứ tài sản vô giá của cuộc đời quân ngũ: tình đồng đội. Năm năm ở chiến trường K của Đoàn Tuấn, với lịch sử chỉ như thoáng chốc, nhưng với mỗi người lính mười tám, đôi mươi ngày ấy là cả một thời tuổi trẻ để lại. Thân thương như máu thịt mình..

Chuyện Lính Tây Nam

*

Gần 5 năm từ 1978 đến 1983 được gói gọn lại trong 300 trang sách chia thành 120 đoản khúc mô tả sự thực đã xảy ra ở chiến trường Tây Nam, một sự thật trần trụi “Nó không chỉ có anh dũng lao lên mà đó còn là cuộc sống hiện tại của người lính chiến vào những năm đầu những năm 1980”.

Chuyện lính Tây Nam cho thấy sự khốc liệt, nghiệt ngã tới mức như trò đùa của chiến tranh. Sự sống và cái chết quá mong manh. Cái chết rình rập, bám theo từng bước chân người lính, ẩn nấp trong từng gốc cây, ngọn cỏ. Nhiều khi không chết bởi họng súng địch bên kia chiến hào, mà chết dần chết mòn bởi ma thiêng nước độc, với những hầm chông, bãi mìn câm lặng. Nhưng trong khói lửa chiến tranh chết chóc, dưới ngòi bút của một tay bút nghiệp dư, một người “không phải là nhà văn nhà báo” từng tham gia quân ngũ 40 năm trước, thiên nhiên đất nước Chùa Tháp vẫn hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ quyến rũ, vừa bí ẩn hiểm trở.

Không Thể Chuộc Lỗi

*

Thật khó để phân loại Không Thể Chuộc Lỗi theo thể loại sách. Hồi ký? – Đúng. Lịch sử? – Không sai. Ký sự? – Có thể chấp nhận được. Nghiên cứu? – Căn cứ trên số liệu mà cuốn sách cung cấp thì được… Và nếu như tựa cuốn sách đã đặt ra vấn đề thì nội dung chính là phần giải quyết vấn đề ấy, lý giải cho những hành động mà cho dù có làm thế nào cũng không thể chuộc lại lỗi lầm hay xóa đi quá khứ bi thảm trong chiến tranh Việt Nam.

Tác giả cuốn sách, bác sĩ, luật sư Allen Hassan đã viết về khoảng thời gian ông làm việc ở Việt Nam trong chiến tranh, những gì ông được chứng kiến, được nghe, được trải nghiệm. Và chiến tranh, với tất cả sự khắc nghiệt của nó, biến khoảng thời gian ấy của vị bác sĩ tình nguyện trở thành địa ngục với những hình ảnh tang thương đầy máu. Đó là chiếc máy bay chở đầy xác các em nhỏ. Đó là những vụ thảm sát dân thường vô tội. Đó là những người đồng đội bị bỏ rơi trong cái chết và không bao giờ có thể trở về.

Xem thêm: Váy đầm cho bé gái 12 tuổi giá tốt t01/2023, váy đầm bé gái 12 tuổi

Từng dòng chữ tràn đầy cảm xúc và nghẹn đắng về một “phía bên kia của chiến tranh” mà phải đến bây giờ, khi chiến tranh đã qua đi rất lâu, người ta mới muốn biết và lắng nghe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *