*

Có mặt gần 140 năm qua, vở Ballet Hồ Thiên Nga của nhà soạn nhạc thiên tài Tchaikovsky vẫn được coi là “Ballet của những vở Ballet”. Từ những ngày đầu trình diễn tại Mariinsky ở St. Peterburg (Nga) cho đến nay, Hồ Thiên Nga đã được diễn lại với nhiều phiên bản khác nhau. Tại Việt Nam, Hồ Thiên Nga lần đầu tiên được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) trình diễn thời kỳ những năm 1980, dưới sự hỗ trợ toàn phần của các chuyên gia đến từ Liên bang Xô Viết (cũ). Từ đó đến nay, cho dù xã hội có nhiều biến chuyển, nhưng Việt Nam mới chỉ có thể biểu diễn được một số trích đoạn của vở Ballet này. Năm 2019, VNOB đã tạo nên một bước đột phá lớn nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nhà hát. Đó là dựng lại hoàn toàn vở Ballet Hồ Thiên Nga với đầy đủ 4 màn được sản xuất theo phiên bản Việt.

Đang xem: Hồ thiên nga

Hồ Thiên Nga và hành trình hơn trăm năm…

Tính đến thời điểm hiện nay, vở Ballet Hồ Thiên Nga có thể coi là tác phẩm được trình diễn nhiều nhất trong lịch sử. Đến nỗi, tạp chí Dance Gazette đã đặt cho 6 vị giám đốc nghệ thuật của những nhà hát Ballet nổi tiếng nhất thế giới một câu hỏi rằng: Hồ thiên nga đã có thể nghỉ ngơi một thời gian được chưa?

*

Trong lịch sử gần 140 năm tồn tại, Hồ Thiên Nga được hiểu và trình diễn theo nhiều trường phái, với tổng phổ và bối cảnh rất khác nhau, nhưng trường phái của Moskva được coi là “thể hiện đúng tinh thần và triết lý Tchaikovsky nhất”. Vở Ballete Hồ thiên nga được công diễn lần đầu tiên vào năm 1877, tại nhà hát Bolshoi (Nga). Tác phẩm Ballet kinh điển này được xem là đánh dấu một bước ngoặt trong sáng tác của nhạc sĩ thiên tài người Nga Tchaikovsky. Hồ thiên nga được Tchaikovsky sáng tác dựa trên truyền thuyết của Đức về một nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga. Đó là câu chuyện cổ tích về tình yêu giữa nàng Odette và chàng hoàng tử Siegfried. Công chúa Odette bị phù thủy Von Rothbart biến thành thiên nga với lời nguyền rằng khi nào gặp được chàng trai chưa yêu ai bao giờ đem lòng yêu thương thì Odette mới được trở lại thành người. Và rồi nàng đã gặp và yêu chàng hoàng tử Siegfried với lời thề sẽ yêu nàng chung thủy để giải thoát lời nguyền. Nhưng trong một bữa tiệc, phù thủy Von Rothbart đã dùng phép thuật để biến Odile, con gái của mình trở thành người có ngoại hình giống Odette khiến cho chàng hoàng tử nhầm tưởng đó là người chàng yêu và mong muốn được cưới Odile. Khi biết sự thật, hoàng tử đã cầu xin Odette tha thứ và quyên sinh cùng nàng, cái chết của hai người đã hóa giải lời nguyền, phù thủy Von Rothbart mất hết phép thuật và chết, còn những người bạn của công chúa đều được trở lại thành người…

… Đến sự đổi mới của người Việt

Hơn 30 năm trôi qua, Ballet Việt chưa thể trình diễn một cách đầy đủ Hồ Thiên Nga mà chỉ là những trích đoạn nhỏ, lẻ hoặc đưa đoàn Ballet Nga về trình diễn. Điều này khiến nhiều nghệ sĩ tâm huyết với Ballet Việt ưu tư, lo lắng và tìm mọi cách dựng lại tác phẩm tuyệt hảo này. Kể từ khi về nắm quyền lãnh đạo VNOB 93-2018), NSƯT Trần Ly Ly, Q. Giám đốc Nhà hát đã nung nấu ý định đưa toàn bộ Hồ Thiên Nga lên sân khấu Việt. Chị chia sẻ: “Việc dựng vở Ballet Hồ Thiên Nga phiên bản 2019 là một quyết định táo bạo đối với lãnh đạo và toàn bộ cán bộ, nghệ sĩ VNOB. Bởi lẽ không chỉ đòi hỏi đầu tư về tiền bạc, Hồ Thiên Nga còn đòi hỏi sự tập trung cao độ của toàn bộ dàn diễn viên, nghệ sĩ của nhà hát với 60 nghệ sĩ tham gia dàn nhạc chơi live suốt vở cùng với hơn 60 diễn viên múa và thời gian tập luyện cũng kéo dài 6 tháng’.

*

Các nghệ sĩ VNOB đang tích cực tập luyện cho Hồ Thiên Nga

Sự đột phá đầu tiên mà Hồ Thiên Nga của VNOB chính là biên đạo múa. Nếu như trước kia, Hồ Thiên Nga hoàn toàn nằm dưới sự dàn dựng của các biên đạo người nước ngoài, trong đó chủ yếu là các chuyên gia Nga, thì biên đạo múa Hồ Thiên Nga 2019 là người Việt 100% nhưng có thời gian dài biểu diễn trên các sân khấu nước ngoài. Đó chính là nghệ sĩ Lê Ngọc Văn, Hiện tại, anh đang là diễn viên múa hạng nhất (first artist) kiêm biên đạo múa của Nhà hát Hoàng gia Anh. Chia sẻ về Hồ Thiên Nga phiên bản VNOB, anh cho biết: “Hồ Thiên Nga của VNOB sẽ được dàn dựng theo trường phái Nga, nhưng có sự xen kẽ, pha trộn những điểm nhấn riêng, đạo nên nét độc đáo của phiên bản Việt. Tôi đã tận dụng tối đa sự mềm mại của diễn viên, sự năng động và hoạt bát của các tài năng trẻ, cắt bỏ những phần rườm rà để tạo nên một Hồ Thiên Nga của người Việt”.

*

Nhóm thiết kế Ellie
Vu đã sử dụng họa tiết hoa sen để tạo điểm nhấn cho trang phục của Hồ Thiên Nga

Đi cùng với những mong muốn của Lê Ngọc Văn, ekip thiết kế Ellie
Vu cũng đã cố gắng sáng tạo những nét độc đáo nhất trong trang phục của Hồ Thiên Nga phiên bản Việt. Chị Anh Triệu, CEO Ellie
Vu, nhà thiết kế và tài trợ trang phục cho vở diễn, cho biết: “Trang phục của Hồ Thiên Nga 2019 chính là sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Hồ Thiên Nga là vở Ballet kinh điển, trong đó sự hòa quyện giữa trang phục và kết cấu của vở diễn rất chặt chẽ. Vì vậy, form trang phục hầu hết được giữ nguyên. Nhưng nét độc đáo lại chính là điểm nhấn của họa tiết. Trong đó, đặc biệt nhất là họa tiết trên trang phục được lấy cảm hứng từ bông hoa sen trạm trổ trên đình làng xưa, được cách tân mang phong cách Baroque. Ê kíp của chúng tôi, dưới sự dẫn dắt của thầy Vũ Chí Công – trưởng khoa thiết kế thời trang trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp, đã làm việc nhiều tháng nay để có thể kịp cho ra mắt gần 100 bộ trang phục của Hồ Thiên Nga”.

Không chỉ dừng lại ở sự độc đáo của Hồ Thiên Nga phiên bản VNOB và trang phục của Elli
Vu, NSƯT, họa sĩ sân khấu Hoàng Hà Tùng, cũng đang phác họa những điểm nhấn mới trên sân khấu cho vở diễn. Ông cho biết: “khi được NSƯT Trần Ly Ly mời thiết kế sân khấu cho Hồ Thiên Nga phiên bản VNOB, tôi đã nghĩ nhiều đến một sân khấu mang tính ước lệ, có nét tráng lệ của thời kỳ phục hưng Italia, sự quý phái của kiến trúc Nga và sự bí ấn của phương Đông. Sân khấu Hồ Thiên Nga phiên bản VNOB sẽ thể hiện được sự ước lệ về mặt tinh thần, gợi cho khán giả những cảm nhận mới về không gian của một vở Ballet Nga mà Việt”.

Còn rất nhiều nét mới tạo nên một Hồ Thiên Nga phiên bản 2019 mà chỉ có thể tận mắt chứng kiến, người xem mới có thể cảm nhận được hết cái đẹp, nét sang và cả nỗi đau đớn giằng xé trong tâm hồn giữa cái thiện và cái ác. Nhưng không thể không nói đến sự độc đáo trong giá vé. Nếu như cách đây 2 năm, khi Hồ Thiên Nga được Nhà hát Talarium et Lux (Nga) trình diễn tại Việt Nam với giá vé ngất ngưởng (gần 10 triệu đồng/cặp) trong khi âm nhạc lại được thu âm và phát lại, thì Hồ Thiên Nga phiên bản VNOB được trình diễn với dàn nhạc chơi live hoàn toàn với giá vé chỉ bằng 1/5 so với mức trên. Nói về vấn đề này, NSƯT Trần Ly Ly chia sẻ: “ VNOB xây dựng Hồ Thiên Nga phiên bản Việt không phải để so sánh với các phiên bản khác, mà là nhằm đánh dấu một chặng đường nỗ lực vươn đến nền nghệ thuật bác học của thế giới. Các nghệ sĩ của VNOB tin rằng với sự dẫn dắt của biên đạo Việt, sự hòa quyện và ăn ý của dàn nhạc cũng như các vũ công, VNOB sẽ cống hiến cho khán giả một vở diễn thăng hoa của cảm xúc. Chúng tôi không tính toán đến giá vé cho dù kinh phí cho vở diễn là khủng khiếp. Chúng tôi chỉ muốn khán giả đều có cơ hội thưởng thức tác phẩm kinh điển này và có thể tự hào rằng các nghệ sĩ Việt hoàn toàn có thể làm nên một Hồ Thiên Nga thành công”.

Nói tới văn hóa Nga, không ít người sẽ nghĩ ngay tới nghệ thuật ballet của Nga, và đã nhắc đến ballet Nga thì người ta không thể không nghĩ tới vở ballet được gọi là “ballet của những vở ballet“, đó là “Hồ thiên nga” của nhà soạn nhạc lừng danh Tchaikovsky. Có lịch sử từ hơn một trăm năm trước, Hồ Thiên Nga ra đời vào năm 1877, nhưng cho đến nay vẫn là niềm say mê của những ai yêu thích môn nghệ thuật này.

*

Không phải ngẫu nhiên mà vở ballet “Hồ Thiên Nga” lại nổi tiếng trong suốt chiều dài lịch sử như vậy. Vở ballet này đã gắn với những tên tuổi như nhà soạn nhạc Pie Tchaikovsky và những nhà biên đạo múa Petin, Ivanov, Grigorovich.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là nó diễn tả được những tâm tư cháy bỏng trong mỗi con người: tình yêu thánh thiện, ước mơ cao cả, nỗi thất vọng và sự cám dỗ của đời thường.

Tchaikovsky với Hồ Thiên Nga

Hồ Thiên Nga là vở ballet đầu tay của Tchaikovsky. Với suy tưởng, ballet cũng là một bản giao hưởng, và ông đã đưa những ý tưởng của mình vào vở ballet này. Tchaikovsky đã làm thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ về các vở ballet, ông đã đưa nghệ thuật giải trí này lên thành một nghệ thuật trìu tượng, sâu sắc, mang được những nét thầm kín trong tư duy.

Vào thời Tchaikovsky sáng tác vở “Hồ thiên nga”, ở xứ Bavaria thuộc nước Ðức bấy giờ, có vị Vua Đức tên là Ludwig đệ nhị nổi tiếng lãng mạn, say mê nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Vua Ludwig đệ nhị đã cho xây một tòa lâu đài thần tiên tuyệt đẹp gọi là lâu đài Neuschwanstein (Lâu đài Thiên Nga), đứng trên sườn núi trông ra khu hồ cũng mang tên là hồ Thiên nga hết sức thơ mộng.

Với cảnh quan của Tòa lâu đài và hồ Thiên nga, vị vua lãng mạn đến khác thường này đã tạo niềm cảm hứng cho Tchaikovsky sáng tác vở “Hồ Thiên Nga” tuyệt tác, một vở ballet được xếp vào loại bi thương và trữ tình nhất trong lịch sử âm nhạc. Có lẽ chính vì vậy Tchaikovsky đã quyết định đặt tên cho hoàng tử, nhân vật chính trong vở ballet một cái tên Ðức, cho dù Tchaikovsky là người Nga.

“Hồ Thiên Nga” ra mắt khán giả lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1877. Sau sáu năm trình diễn thì vở ballet phải tạm ngưng. Ðối với thời kỳ đó, sáu năm diễn cho một vở ballet đã là rất dài, vì nghệ thuật múa vào thời điểm đó vẫn chưa đạt được đúng tầm của nó và chưa diễn tả được hết ý tưởng của âm nhạc Tchaikovsky.

Hồ Thiên Nga chỉ thành danh, chỉ thực sự được biết đến sau khi Tchaikovsky đã qua đời gần 20 năm sau. Vào năm 1895, Hồ Thiên Nga được dàn dựng lại và từ đó người ta mới cảm nhận được cái đẹp của Tchaikovsky, cái hồn lãng mạn của “Hồ Thiên Nga”, cái dịu dàng, quyến rũ của những vũ điệu ballet.

Hồ Thiên Nga và những cách nhìn

Cho đến nay Hồ Thiên Nga vẫn có hai trường phái dàn dựng khác nhau, nhưng cả hai đều rất được hâm mộ và mỗi trường phái đều diễn tả câu chuyện Hồ Thiên Nga theo một khía cạnh khác nhau.

Trong khi các nhà hát ballet ở Saint Petersburg thể hiện vở ballet này theo sự dàn dựng của nhà soạn nhạc Ricardo Drigo cùng với sự biên đạo múa của hai nhà đạo diễn nổi tiếng là Petin (người Ðức) và Ivanov (người Nga) thì tại Moskva các Nhà hát ballet lại thể hiện vở Hồ Thiên Nga theo đúng tinh thần và hồn nhạc của Tchaikovsky qua sự biên đạo múa của Grigorovich.

Xem thêm: Khat khao hanh phuc 3 – watch khát khao hạnh phúc

Trở ngược dòng thời gian tại Saint Petersburg, vở Hồ Thiên Nga của Tchaikovsky được nhạc sĩ Ricardo Drigo dàn dựng và cho ra đời lần đầu tiên vào năm 1895. Nhạc sĩ Ricardo Drigo đã không lấy toàn bộ những giai điệu của Tchaikovsky sáng tác cho Hồ Thiên Nga mà ông chỉ lấy những đoạn trích từ những sáng tác khác nhau của Tchaikovsky để đưa vào Hồ Thiên Nga, trong đó có cả những đoạn mà Ricardo Drigo tự viết nhạc.

Hồ Thiên Nga trong sự chuyển thể của Drigo mang nhiều nét cổ tích, mang nhiều nét huyện thoại hơn và Hồ Thiên Nga đã trở thành một huyền thoại thật đẹp, thật cảm động về tình yêu. Nhà biên đạo múa người Ðức Petin đã mang đến cho vở diễn không khí tưng bừng của những vũ điệu, vẻ hào nhoáng của những buổi lễ hội nơi cung đình, còn nhà biên đạo múa Ivanov đã làm cho vở ballet Hồ Thiên Nga mang được bóng dáng tâm hồn Nga. Những cảnh thiên nga yểu điệu rập rờn nối đuôi nhau bên bờ hồ phủ sương, những mái đầu nghiêng nghiêng mềm mại, làm người ta hình dung được những đàn thiên nga bên bờ hồ phương bắc. Những bước chân mềm mại, những cánh tay uyển chuyển theo dòng nhạc trữ tình làm người ta như thấy những cánh chim nhè nhẹ đong đưa theo những tiếng hát buồn da diết của đàn thiên nga. Đó là với trường phái Hồ Thiên Nga ở Saint Petersburg.

Với trường phái ở Moskva, năm 1969, nhà biên đạo múa nổi tiếng của Nhà Hát Thành Phố Moskva, ông Grigorovich, người hết sức đam mê âm nhạc Tchaikovsky đã quyết định trả lại cho Hồ Thiên Nga cái hồn ban đầu của nó.

Ông đã dàn dựng lại vở diễn theo đúng ý tưởng của Tchaikovsky, một dòng nhạc đầy cảm xúc, đầy kịch tính, nhưng cũng thật lãng mạn.

Hồ Thiên Nga trong cách nhìn của Grigorovich, không còn là một câu chuyện cổ tích về tình yêu nữa mà đã là một thế giới nội tâm đầy mơ mộng nhưng cũng thật sóng gió. Một thế giới của thực-hư, hư-thực, của trắng-đen, một khoảng khắc thật gần nhau, thật khó phân biệt. Thế nhưng trở trêu thay, dưới thời Liên Xô còn tồn tại thì sự dàn dựng của Grigorovich đã phải thay đổi rất nhiều, đặc biệt là đoạn kết trong vở diễn. Những nhà lãnh đạo văn hóa Liên Xô thời đó đã không cho phép nàng Odetta, biểu tượng của niềm tin, của cái đẹp được chết trong tay của số phận. và phải chờ mãi tới năm 2000, vở Hồ Thiên Nga mới được sửa lại theo đúng kịch bản của Grigorovich, một kịch bản theo sát ý tưởng khởi đầu của Tchaikovsky.

Hoàng Tử Digfrid và giấc mơ đi tìm sự tuyệt đối

Trong kịch bản của Drigo, Hồ Thiên Nga là một câu chuyện tình yêu thật đẹp.

Hoàng tử xứ Ðức Digfrid vừa tròn 18 tuổi. Vương triều lúc đó đã tổ chức chúc mừng chàng thật linh đình, những vũ điệu vui nhộn của khắp xứ Âu châu được mang ra trình diễn trong Hoàng cung, từ những vũ điệu vui nhộn của xứ Tây Ban Nha tới những điệu Valse lôi cuốn của Hungari và Ba Lan.

Vào buổi chiều, bạn bè rủ Hoàng tử vào rừng đi săn và họ dừng chân nghỉ lại bên bờ hồ yên tĩnh. Trong ánh trăng bàng bạc, Hoàng tử được chứng kiến một quanh cảnh thật kỳ lạ. Bày thiên nga mềm mại, trắng muốt từ từ thoát khỏi lốt thiên nga và biến thành những cô gái thật kiều diễm, yêu kiều.

Odetta, bà chúa của bầy thiên Nga đã làm cho Hoàng tử Digfrid bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp yêu kiều của mình. Odetta kể cho Hoàng tử nghe về số phận của mình và các nàng thiên nga khác. Các nàng bị lão phù thủy độc ác Rotbart phù phép, biến thành những con thiên nga. Chỉ đến đêm, họ mới được trở lại lốt người. Ma thuật của lão phù thủy chỉ biến mất nếu nàng Odetta gặp được một người hết lòng yêu thương và chung thủy với nàng. Bên bờ hồ thiên nga, Hoàng tử Digfrid đã thề sẽ mãi mãi giữ trọn tình yêu với nàng Odetta.

Khi hoàng tử Digfrid trở về hoàng cung, thì cha mẹ của chàng lại tổ chức yến tiệc linh đình để kén vợ cho chàng. Tất cả các tiểu thư không làm chàng mềm lòng. Nhưng phù thủy Rotbart vô cùng thâm độc. Hắn cải trang cho cô con gái Odillia của mình mang dáng vẻ của bà hoàng thiên Nga Odetta và đã làm cho Hoàng tử tưởng lầm. Chàng vui mừng định công bố Odillia là vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi chàng chợt thấy hình bóng của Odetta hiện về. Hoàng tử chợt bừng tỉnh và hiểu rằng chàng đã bị phủ thủy Rotbart đánh lừa.

Bên bờ hồ thiên nga các nàng thiên nga hồi hộp chờ đợi bà chúa Odetta của mình được giải thoát. Nhưng nàng Odetta buồn bã cho biết hoàng tử đã phụ bạc lại lời thề thủy chung của mình. Hoàng tử cũng chạy đến xin tha thứ vì sự nhầm lẫn của mình. Nhưng lời thề của Hoàng tử đã không còn linh nghiệm nữa. Ðể cứu người yêu và bầy thiên nga, vị Hoàng tử đã quyết định tìm đến cái chết. Kết cục nàng Odetta và Hoàng tử đã cùng chết bên nhau trong lòng hồ thiên nga và tình yêu của họ từ đó đã trở thành bất tử.

Trong kịch bản của Grigorovich, Hồ Thiên Nga không còn là một huyền thoại về tình yêu nữa, mà nó đã mang đầy tính suy tưởng, đầy tính triết lý.

Những cánh thiên nga kiều diễm bên bờ hồ, không còn là những nàng tiên bị phù phép, mà là thế giới của những cái đẹp, của những mơ ước trong thế giới nội tâm của Hoàng tử Digfrid. Nàng tiên thiên Nga Odette chính là hình ảnh của tình yêu, của sự dịu dàng tuyệt đối mà chàng được số phận cho nhìn thấy.

Nhưng số phận là một vị thần thật nghiệt ngã, chẳng cho người ta được êm ấm, dễ dàng đạt được mơ ước của mình. Số phận mách bảo cho Hoàng tử sự hiện diện của nàng Odette, nhưng cũng là thông điệp cho Hoàng tử và nàng Odillia để thử thách.

Odillia thật giống Odetta về hình thức, và Hoàng tử đã bị nàng mê hoặc. Chỉ đến khi nhận nàng là vợ chưa cưới, Hoàng tử mới biết mình bị nhầm lẫn. Nhưng số phận không cho phép chàng rút lời. Khi chàng không còn giữ được sự trong trắng trong chính tâm hồn mình, thì giấc mơ trong trắng của chàng cũng chết. Khi chàng đã phản bội lại niềm tin, thì tình yêu tuyệt đối cũng không thể sống nổi, dù chàng được tha thứ. Và nàng Odetta đã bị chết trong tay của số phận nghiệt ngã ngay khi ngày mới bắt đầu.

Xem thêm: Top 13+ Tiêu Chuẩn Bệ Quán Tính Cho Bơm Mới Nhất 2022, Tại Sao Phải Lắp Bệ Quán Tính

Cho tới ngày nay, dù vở ballet Hồ Thiên Nga được dựng theo trường phái nào, theo huyền thoại, hay theo triết lý thì Hồ Thiên Nga cũng đã làm cho khán giả mê đắm bởi vẻ đẹp của mình, bởi những giai điệu thật đặc sắc, khiến không ít người đã phải suy tư về tình yêu, về niềm tin và về cuộc đời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *